Tóm tắt: Dưới tác động của sự phát triển đô thị hiện đại, môi trường sống của con người đang trở nên xấu đi và tính bền vững vốn có của tự nhiên cũng dần dần bị phá vỡ. Các học giả vẫn đang tìm kiếm các giải pháp ở các khía cạnh khác nhau nhằm cải thiện, giảm thiểu những tác động xấu vào môi trường. Sinh thái cảnh quan đóng một vai trò rất lớn trong việc xây dựng một môi trường bền vững. Do đó, việc quy hoạch và phát triển đô thị bền vững cần dựa trên những nguyên tắc của sinh thái học cảnh quan. Bài viết này giúp tìm hiểu những nguyên tắc sinh thái cảnh quan ở tỉ lệ vùng và làm thế nào để xây dựng một môi trường vùng đô thị bền vững.

Từ khóa : môi trường bền vững, cảnh quan sinh thái, cảnh quan vùng đô thị, khảm đất.

Abstract: Under the effect of modern urban development, living environment of human beings is becoming worse and the nature’s inherent sustainability is also broken gradually. Scholars are still seeking solutions in various sectors to improve and reduce disadvantage impacts into the environment. Ecology landscape takes a great role in constructing a sustainable environment. Therefore, sustainable urban planning and developing needs to be based on the ecological landscape principles. The article helps to disclose these principles in the large scale and how to build a sustainable environment in urban area.

Keyword: sustainable environment, ecological landscape, landscape urban region, land mosaic.

  1. Mở đầu:

Đô thị hóa làm thay đổi bộ mặt đô thị, mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiên, ảnh hướng của nó đối với sinh thái vùng và đô thị gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người và sinh vật. Sự phát triển đô thị cần phải xem xét kĩ lưỡng nhằm phù hợp với các nguyên tắc sinh thái môi trường cảnh quan ở các tỉ lệ khác nhau. Trong khi đó những kiến trúc sư cảnh quan, những nhà quy hoạch thường phải vật lộn với việc chuyển dịch các quy tắc sinh thái thành một tỉ lệ thực tiễn cho con người, hầu hết những nghiên cứu sinh thái hướng đến những tỉ lệ cảnh quan lớn hơn(Forster Ndubisi 1997). Việc chuyển dịch những quy tắc sinh thái cảnh quan để hướng đến những vấn đề trong cảnh quan ở tỉ lệ nhỏ hơn là một vấn đề mà các nhà sinh thái, quy hoạch đô thị, cảnh quan đô thị đang cố gắng thực hiện. Sinh thái học cảnh quan đã hướng đến những vẫn đề này. (Forman and Godron 1986) đã có một sự hợp nhất giữa những nhà sinh thái học, địa lý học, kiến trúc sư cảnh quan, quy hoạch đô thị, và lịch sử đô thị. Do đó, những cấu trúc, chức năng, sự thay đổi của cảnh quan đã được khám phá dần dần. Cảnh quan sinh thái đưa ra khuôn khổ khái niệm cho những nhà thiết kế và quy hoạch có thể khám phá làm thế nào cấu trúc của đất phát triển cùng với những tiến trình sinh thái là thích hợp. Nếu cảnh quan là lằn ranh giao tiếp giữa những quá trình tự nhiên và con người thì hàm ý của cảnh quan sinh thái tập trung vào phương diện đối thoại của cả hai quá trình đó. Thêm vào đó, cảnh quan sinh thái cũng đề cập đến cảnh quan như một khảm tương tác giữa các hệ sinh thái, được kết nối bởi những dòng năng lượng, vật chất và dần dần hệ sinh thái phát triển trở nên đồng nhất giữa văn hóa và thị giác. Từ khi hệ sinh thái ở các tỉ lệ khác nhau được nghiên cứu, những dòng năng lượng và vật chất giữa các hệ sinh thái khác nhau về quy mô có thể được định dạng dẫn đến cảnh quan sinh thái cung cấp các khái niệm quan trọng cơ bản cho việc nghiên cứu cảnh quan ở một tỉ lệ thích hợp cho cuộc sống con người(Forster Ndubisi 1997).

Khung thời gian và yếu tố con người – môi trường là hai cấu kiện chính yếu của tính bền vững. Một khung thời gian thông thường cho quy hoạch, thiết kế, bảo tồn, quản lý và chính sách được tính bằng con số năm hoặc có khi lên đến vài thập kỉ. Trong khi đó khuôn khổ thời gian của tính bền vững được tính bằng một khung thời gian khác, để quy hoạch xuyên qua những thế hệ con người, phần lớn lịch sử đã để lại là những tương giữa tác đất-con người được tính bằng hai cho đến nhiều thế kỉ. Hầu hết các nghiên cứu về tính bền vững tập trung cho quy mô toàn cầu(Clark 2007); (Malone and Repetto 1987). Chỉ một vài quốc gia đã bắt đầu nghiêm túc hướng đến những gợi ý cho tính bền vững(Lubchenco, Olson et al. 1991); (Risser, Lubchenco et al. 1991). (Forman 1995) đã hướng đến xây dựng một môi trường cư trú, ý tưởng về phát triển đô thị bền vững là không được đề cập cụ thể, tuy nhiên, môi trường nông nghiệp, kinh tế, rừng, ngư nghiệp, xã hội và những vấn đề sinh thái học đã có một tiếp cận đặc biệt trong tính bền vững. Điều đáng ngạc nhiên là vai trò sắp xếp không gian trên đất lại thường bị bỏ qua. Rất ít những tài liệu nói về tính bền vững ở tỉ lệ cảnh quan và vùng đô thị(Forman 1990). Trong khi đó, những tỉ lệ này lại là quan trọng nhất cho việc đạt được tính bền vững. Quan điểm của Forman về xây dựng một môi trường bền vững với những tiếp cận cụ thể  để luận giải những vấn đề mà các nhà quy hoạch, thiết kế, bảo tồn, quản lý đất và người làm chính sách(Forman and Godron 1986). Bài viết này giới thiệu và ứng dụng những quy tắc tổng thể cùa sinh thái học cảnh quan ở tỉ lệ vùng nhằm gợi lên một suy nghĩ về làm thể nào để xây dựng một môi trường bền vững ở tỉ lệ vùng đô thị.

  1. Những quy tắc tổng thể của cảnh quan và sinh thái vùng

1/ Cảnh quan và vùng:  Một sự pha trộn của hệ sinh thái địa phương hoặc những loại đất sử dụng là được lặp đi lặp lại trên đất hình thành nên cảnh quan, đó là yếu tố cơ bản trong một vùng với tỉ lệ rộng bao gồm một kiểu mẫu mang tính không lặp lại, tính tương phản mạnh[1], và tính hạt thô[2] của cảnh quan.
2/ Mảng- Hành Lang- Ma Trận: Sự sắp xếp hoặc kiểu mẫu cấu trúc của những mảng[3], hành lang[4], và ma trận[5], những thực thể này cấu thành cảnh quan, là một yếu tố chính quyết định những lưu dòng chức năng và sự chuyển động trong cảnh quan, và cũng là yếu tốt làm thay đổi trong chính kiểu mẫu và quá trình của nó xuyên suốt qua thời gian.

3/ Mảng thực vật tự nhiên lớn: Chỉ có trong những cấu trúc của cảnh quan, nó bảo vệ những tầng ngậm nước và hệ thống dòng chảy được liên kết với nhau, duy trì được quần thể sống của hầu hết các loài bên trong nó, cung cấp môi trường sống cốt lõi và thoát khỏi vỏ bọc cho hầu hết những loài động vật có xương sống trong phạm vi đại gia đình, và cho phép một chính thể xáo trộn gần như tự nhiên.

4/ Hình dạng của mảng: để đạt được vài chức năng mấu chốt, một hình dạng mảng tối ưu về phương diện sinh thái thường có lõi lớn với những đường biên là những đường cong tuyến tính và những nhánh rẽ hẹp (narrow lobes), và hình dạng của chúng dựa vào vào các góc định hướng liên quan đến những lưu dòng lân cận.

5/ Sự tương tác giữa các hệ thống sinh thái: Tất cả các hệ thống sinh thái trong cảnh quan là có quan hệ với nhau, tỉ lệ dịch chuyển và lưu dòng tụt giảm mạnh mẽ với những đối tượng khác hệ sinh thái, nhưng tụt giảm dần dần đối với sự tương tác của những loài giữa các hệ sinh thái cùng loại.

6/ Sự bùng nổ cư trú: Đối với những quần thể trên những mảng riêng rẽ, tỉ lệ tuyệt chủng nội bộ giảm cùng với chất lượng nơi cư trú tốt hơn hoặc kích cở mảng lớn hơn, và tái thuộc địa hóa tăng lên với những hành lang, những bước đệm, ma trận thích hợp với môi trường cư ngụ, hoặc khoảng cách ngắn giữa các mảng bên trong nó.

3 copy

Tương tác của hình dạng mảng trong sự tương tác sinh thái qua các narrow lobes (tạm dịch là các nhánh hẹp); các dạng thức hành lang bám theo các dòng chảy.(Nguồn : (Forman 1995))

7/ Khả năng chống chịu của cảnh quan: Sự sắp xếp của những những yếu tố không gian, đặc biệt là những vành đai chắn, đường dẫn, và những khu vực không đồng nhất cao, định đoạt khả năng chống chịu đối với lưu dòng và sự chuyển dịch của loài, năng lượng, vật chất, và sự xáo trộn trên cảnh quan.

8/ Kích thước hạt (Grain size): Một cảnh quan với loại hạt-thô hàm chứa những khu vực hạt-mịn là tối ưu để cung cấp lợi ích sinh thái cho mảng lớn, những chủng loại đa môi trường cư trú  bao gồm con người, và một dải rộng các nguồn tài nguyên, là điều kiện tốt cho môi trường.

9/ Thay đổi cảnh quan: Đất được biến đổi bởi những quá trình phân định không gian trên nó, chồng lấn trong một trật tự, bao gồm cả sự xuyên qua, phân mảnh và sự mài mòn. Khi những quá trình này tăng lên đồng nghĩa với môi trường cư trú bị đánh mất và cô lập, nhưng về mặt khác, chúng là nguyên nhân của những ảnh hướng rất khác lên kiểu mẫu không gian và tiến trình sinh thái.

10/ Chuỗi của khảm cảnh quan: Đất được chuyển biến từ nhiều thích hợp sang ít thích hợp với môi trường cư trú trong số lượng nhỏ của những chuỗi khảm[6] cơ bản, tốt hơn hết về phương diện sinh thái chúng là những dải song song phát triển từ một cạnh, xuyên suốt qua những sự cải biến về kiểu mẫu dẫn đến một chuỗi “Tối ưu về mặt sinh thái”

11/ Gộp-với-những giá trị nổi trội[7]: Trên phương diện sinh thái đất hàm chứa con người đã được sắp xếp tốt nhất bằng tập hợp những cách sử dụng đất, vẫn chưa tồn tại những mảng nhỏ và những hành lang tự nhiên trên khắp những khu vực đã được phát triển, cũng như những giá trị nổi trội của hoạt động con người được sắp xếp một cách không gian dọc theo những đường biên chính.

2copy

Sự sắp xếp của sử dụng đất dựa trên quy tắc gộp của các giá trị nổi trội. trong đó N: thảm thực vật tự nhiên, A đất nông nghiệp, B khu vực xây dựng. Những giá trị nổi trội của chúng được biểu hiện bằng những chấm đen nhỏ trong (a), nhừng hình tròn trong (b), và những tam giác trong (c). (d) thể hiện sự hợp nhất kiểu mẫu của (a),(b),(c) (Nguồn: (Forman 1995))

12/ Những kiểu mẫu bắt buộc: Những kiểu mẫu ưu tiên hàng đầu cho sự bảo vệ, là những mảng thực vật tự nhiên lớn, những hành lang thực vật rộng bảo vệ cho những nguồn nước, tính kết nối cho những dòng dịch chuyển của những giống loài quan trọng giữa những mảng lớn với nhau, và những mảng nhỏ, những hàng lang cung cấp những mẫu thực thể hỗn tạp của tự nhiên ở khắp nơi trong những khu vực đã phát triển. Đó là những kiểu mẫu không gì có thể thay thế cho những lợi ích sinh thái.

  1. Thiết kế một vùng dân cư

Giả định rằng bạn là một nhà quy hoạch mang trọng trách phải thiết kế một cộng đồng bền vững mới trong một vùng dân cư thưa thớt và bạn có thể lờ đi những băn khoăn về vấn đề chính sách. Do đó, bạn sẽ khám phá khu vực và cân nhắc cái nào nên là quy tắc chỉ dẫn đầu tiên. Tìm kiếm một nơi để đặt vị trí một hình mẫu không gian tối ưu được biết trước cho việc sử dụng đất? Hay là sử dụng những ngôi nhà và cơ sở sử dụng đất đang tồn tại xung quanh để tổ chức cộng đồng ? Hoặc quy hoạch nó dựa trên sự sắp xếp của tự nhiên và những nguồn tài nguyên thiên nhiên?

Hình mẫu không gian tồn tại trước đó có lẽ đã khớp một cách đẹp đẽ trên đất, nhưng thông thường sự sắp xếp đặc biệt của những nguồn tài nguyên thiên nhiên thì lại không khớp với những hình mẫu lý tưởng. Điều này sẽ dẫn đến những điều không hiệu quả và xung khắc không gian. Một cách tương tự thì những ngôi nhà và cách sử dụng đất thưa thớt có lẽ là hài hòa với tự nhiên. Nhưng thường thì, đặc biệt là trong một khu dân cư tăng cường hoặc mở rộng, chúng đang thoái hóa đất bằng những cách của riêng nó.

Trong một thiết kế, đầu tiên tự nhiên cần phải được am hiểu và phải khớp với những nguồn tài nguyên thiên nhiên thì hầu như thể hiện được bền vững. Một thiết kế như thế cần phải quyết đoán. Điều này có lẽ phát sinh những bất ngờ khó chịu ở những nơi mà những khu dân cư đã tự định nghĩa những nhận thức, giá trị và những nguyện vọng về kinh tế. Tuy nhiên, do dựa trên sự sắp xếp nội bộ đặc trưng của tự nhiên, thiết kế của bạn sẽ là riêng biệt. Diện mạo sẽ không giống với những cộng đồng khác. Dĩ nhiên, những hình mẫu không gian tối ưu và những công trình đang tồn tại sẽ là những nhân tố thứ cấp tác động đến thiết kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1 copy

Chuỗi tiến trình cho quy hoạch, và những thuộc tính quan trọng để đạt được tính bền vững.

  • Những vấn đề lộn xộn bên trái, và một chuổi tổng hợp tiến trình cho việc khởi đầu phát triển bên phải.
  • Một tóm tắt của những thuộc tính mấu chốt đã được xác định. Những thuộc tính này có lẽ được xem xét như những giả thuyết và phạm vi nghiên cứu trong tương lai.

Quy hoạch nên chi tiết như thế nào? Có lẽ, những quyết định mấu chốt cho tính bền vững là những kế hoạch, sắp xếp tổng quát dựa trên những khu vực chính, và những cơ cấu cho tính thích nghi và mềm dẻo. Rõ ràng là người thiết kế phải quan tâm đến những vị trí của những con đường cụ thể, những tuyến hạ tầng, ranh giới, trường học, công viên, vv. Đó là những thứ quan trọng trong một kế hoạch ngắn hạn, và có thể được thay đổi dễ dàng nếu cần thiết. Quan trọng hơn là cho suốt những thế hệ con người, xác định những vùng chính yếu cho bảo vệ nguồn nước, công trình, đa dạng sinh thái, chăn nuôi vv. Một khi những khu vực lựa chọn chính này được ăn khớp thì nó sẽ là bán kiên cố. Tính bền vững rõ ràng là dựa trên kích cỡ, hình thù, và sự liền kề của những khu vực chính yếu này, tức là, dựa trên chất lượng của khảm đất.

Trong vòng những khu vực chính, tính thích ứng là nguyên tắc chủ chốt. Chúng ta có thể dự đoán với sự chắc chắn trong tay rằng những thay đổi và nhiễu loạn không lường trước của cả hai nguyên căn đó là từ thiên nhiên và con người sẽ xuất hiện. Những đối tượng mà được khớp một cách bán vĩnh cữu với nơi chốn của nó là khó mà gìn giữ, nghĩa là, trong sự đối mặt với lũ lụt, động đất, chiến tranh và những thay đổi trong mực nước ngầm. Một thiết kế tốt cần phải am hiểu sâu sắc những khoa học liên quan đến những tiến trình tự nhiên để xác định một cách hiệu quả những khu vực dùng chung. Tuy nhiên, ở một tỉ lệ chi tiết hơn, chúng có thể được thiết kế với những cấu trúc và sử dụng đất để dễ dàng điều chỉnh, sửa chữa, di dời và gỡ bỏ. Đó là những yếu tố mà một thiết kế tốt cần phải có.

Trong sự chọn lựa những khu vực chính, câu hỏi đầu tiên thường được đưa ra là những ngôi nhà và công trình được đặt nơi đâu. Đối với tính bền vững thì đó là một sai lần nghiêm trọng(Forman 1995). Thay vào đó, những khu vực đầu tiên được đặt ra là những thứ cho nguồn nước, đa dạng sinh thái. Ưu tiên thứ hai là cho những khu vực trồng trọt, đồng cỏ cho chăn thả, rừng lấy gỗ. Tiếp theo là, những khu vực cống thoát nước và những chất thải rắn là được lựa chọn. Và cuối cùng là những khu vực dành cho nhà ở và khu công nghiệp.

Chuỗi rút gọn này có nghĩa rằng để cho sự bền vững là tốt nhất trong tổng thể khu vực, những yếu tố như vừa nói trên cần xác lập trước hết rồi mới đến những công trình. Một người thiết kế mà xác lập vị trí cho những công trình trước những khu vực xử dụng đất quan trọng hơn, họ làm giảm giá trị sữ dụng đất của nó. Nếu chỉ nghĩ về những kế hoạch ngắn hạn, hoặc là đánh cược vào những giá trị đầu ra và đầu vào để duy trì cộng đồng đó thì sẽ không thể dẫn đến một môi trường bền vững.

Trên phạm vi rộng, sự xem xét cụ thể hơn trong quản lý những vành đai xanh, những sự bảo vệ chống lại việc lạm dụng của con người nhắm vào những khu vực tài nguyên thiên nhiên khác nhau bằng cách cải thiện thiết kế cạnh và đường biên da dạng. Đối với nguồn nước có lẽ yêu cầu bảo vệ tất cả những lưu vực cấp thoát nước. Những luồng gió mạnh ở những mùa khác nhau là nguyên nhân gây nên những thay đổi về đất và có lẽ cũng là nguồn gốc của xói mòn. Những tác động lân cận giữa những vùng sử dụng đất khác nhau như là đất trồng trọt, công nghiệp, và bảo tồn thiên nhiên, đó là những thách thức cũng như cơ hội trong thiết kế cho những thế hệ con người trong tương lai. Thiết kế về mặt sinh thái là khởi tạo những kiểu mẫu biến đổi dựa trên khung của những liên kết gần và xa, tác động đến các loài.

3.1. Tóm tắt những thuộc tính mấu chốt cho quy hoạch bền vững

Khái niệm của một môi trường sinh thái tập trung vào một khung thời gian được tính bằng thế hệ con người và sự duy trì đồng thời tính toàn vẹn sinh thái và những nhu cầu cơ bản của con người. Những thuộc tính sau đây là hứa hẹn nhất cho việc đạt được tính bền vững:

  • Cảnh quan và vùng là những tỉ lệ không gian tối ưu cho quy hoạch và thực hiện. Hình mẫu mảng-hành lang- ma trận là hữu ích trong việc giải quyết tính không đồng đều của một khảm đất hoặc cảnh quan. Sự thay đổi trong kích cỡ hạt mang đến nhiều lợi ích, bao gồm cả tính mềm dẻo của nó.
  • Văn hóa là một lực cố kết chủ chốt ở tất cả những tỉ lệ. Tín ngưỡng và những động lực kinh tế xã hội có thể cũng được xem là quan trọng trong sự cải thiện hiệu quả hợp tác. Một hệ thống mở với những sự liên hợp trong những khu vực khác đưa ra những ý tưởng, trao đổi/ buôn bán, sự di cư quan trọng vv. Để ổn định, chỉ số đầu vào và đầu ra nên tương đối nhỏ so với những số lượng trong hệ thống. Việc tự cung ứng là hữu ích trong một môi trường xây dựng, như là, hệ thống thực phẩm địa phương, những không gian riêng tư, và hiệu quả trong sử dụng năng lượng, tái tạo và giao thông.
  • Phép thử về tính bền vững là tốt nhất nếu mục tiêu có tính liên quan. Những thuộc tính có khuynh hướng chung là thay đổi chậm rãi, là một sự tập trung chủ yếu, hơn là những dao động bất thường.
  • Tính thích nghi là quan trọng trong quy hoạch xuyên suốt qua những thế hệ con người. Cơ chế thích nghi có khả năng phản hổi thường xuyên với sự phát triển, tuy nhiên đối với sự hỗn loạn và thay đổi không thế dự đoán trước thì có lẽ là ít phát huy tác dụng hơn. Sự ổn định của khảm, nơi mà những tương tác giữa những yếu tốt bên cạnh và lân cận khó có thể ảnh hưởng, đó là điều quan trọng nhất trong mọi tỉ lệ cảnh quan.
  • Để duy trì tính toàn vẹn sinh thái, yêu cầu tập trung vào những phạm trù của hiệu suất, đa dạng sinh thái, đất và nước. Trong khi đó, nhu cầu cơ bản của con người đòi hỏi tập trung vào thực phẩm, nước, sức khỏe, và nhà ở, cũng như năng lượng và sự cố kết văn hóa.

Những bài học trong lịch sử đã chỉ ra rằng, những vấn đề về nước, xói mòn, mật độ dân số tăng cao, chiến tranh, và sự tụt dốc trong xuất khẩu là những thuộc tính chìa khóa có liên quan đến sự giảm sút tính bền vững. Những yếu tố khác bao gồm cơ sở tài nguyên tổng thể, phá rừng, chăn thả quá mức, sự hiện diện của chính quyền địa phương hà khắc hay một thành phố lân cận lớn, và sự sụp đổ của hệ thống thủy lợi chính chính yếu.

Cũng khá giống nhau, những thuộc tính quan trọng có liên quan đến tính bền vững lớn hơn như là sự cố kết thiên nhiên, sự phát triển dân số thấp, và thương mại xuất nhập khẩu. Những cái khác ở cấp độ tổng thể bao gồm sự sắp xếp của tài nguyên căn bản, sự cố kết tín ngưỡng, những khớp nối khác nhau với những vùng lân cận liền kề, và một hệ thống thủy lợi chính hoặc hệ thống mương, kênh.

Những thuộc tính trên nêu ra những định hướng tổng quát cho việc xây dựng một môi trường bền vững. Mặc dù rất nhiều những thứ có liên quan, chúng đại diện cho một sự chắt lọc từ rất nhiều trong các bộ thuộc tính, sự tổng hợp và những lựa chọn. Và điều quan trọng không kém đó chính là sự khớp hoàn toàn với nhau trong nội bộ giữa các thuộc tính này.

3.2. Quy hoạch cho mục tiêu đồng thời

Hầu như phát triển các bản quy hoạch là được định hướng bởi đơn thể đối tượng chính yếu nào đó. Do đó, những bản đồ, những mô tả, tùy chọn và những biện lý được đưa ra một cách riêng nhằm hướng đến duy nhất một đối tượng nào đó, như là quy hoạch cho những căn nhà, con đường hoặc là khu bảo tồn thiên nhiên, hay là bảo vệ một vùng đa dạng sinh thái, đất, cảnh quan hay một công viên đô thị nào đó. Những bản vẽ như thế thường được tạo ra bởi những chuyên gia trong một lĩnh vực riêng biệt, nó giúp dễ dàng cho sự phát triển và hiện thực hóa, nhưng, thường là vô nghĩa và phản tác dụng trong bối cảnh của phát triển bền vững. Lý do khá dễ hiểu. Về mặt chính trị, kinh tế, hoặc là môi trường, những bản vẽ đó là không đúng. Bởi vì khi tập trung vào một đối tượng đơn thể chúng có khuynh hướng sẽ cực đại hóa các thuộc tính liên quan đến nó, trong khi đó những đối tượng khác thường được xem xét là thứ yếu.

Một môi trường bền vững, đúng là có một vài thuộc tính nhạy cảm quan trọng, những thứ liên quan đến sự sụt giảm và gia tăng tính bền vững. Do đó, quy hoạch, bảo tồn và quản lý cần tập trung vào một số các biến số đồng thời hơn là đơn lẻ. Điều này làm nên sự tối ưu hơn là sự cực đại hóa.

Đánh giá khách quan giữa những biến số liên quan sẽ là tối ưu. Nhưng trong những giới hạn thực tiễn, người làm quyết định thiết lập những ưu tiên, và tập trung vào những biến số được đánh giá là quan trọng nhất.

3.3. Kết hợp chặt chẽ tính bền vững vào quy hoạch và quản lý

Những vấn đề lớn tồn tại trong việc tạo lập tính bền vững như là sự gia tăng dân số, sự mở rộng của những thành phố lớn, liên kết hiệu quả mức độ cảnh quan toàn cầu, và sự phát triển những hình mẫu kinh tế, mặc dù những yếu tố này đưa ra một giá trị đầy đủ cho những nguồn tài nguyên và những quá trình thiên nhiên nhưng lại ít được chú ý quan tâm (MCNEIL 1977, ). Sự tăng dân số là yếu tố mà hầu như làm cho tính bền vững bị phá vỡ.
Tuy nhiên, nếu giả thuyết rằng với bất kỳ một cảnh quan nào, hay một phần chính nào của cảnh quan, nó tồn tại một sự sắp xếp không gian tối ưu trong một hệ sinh thái và sử dụng đất nhằm cực đại hóa tính toàn vẹn của sinh thái. Điều đó là đúng cho việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và để tạo nên một môi trường bền vững. Nếu vậy, cái chính nhưng cũng là sự thách thức dễ thực hiện đó là khám phá ra quy luật sắp xếp không gian.

Chuỗi các quy tắc quan trọng được liệt kê ở trên giúp đơn giản hóa công việc của những người quy hoạch, bảo tồn, quản lý và những người có liên quan với vấn đề sử dụng đất. Những kiểm kê của tất cả những chủng loài hiện tại, chu trình dinh dưỡng khoáng, tỉ lệ xói mòn đất, và những sự biến đổi trong chất lượng nước ở cảnh quan hoặc vùng là hữu ích và nên được phát triển.

Thay vào đó, những giải pháp không gian đang tồn tại, những sắp xếp không gian của những hệ thống sinh thái và sử dụng đất, nó có ý nghĩa một cách sinh thái trong bất kỳ một cảnh quan hoặc tỉ lệ vùng . Những giải pháp không gian ở một nơi mà cho phép chúng ta quả quyết rằng, đa dạng sinh thái, đất, và nước sẽ được bảo tồn một cách bền vững cho những thế hệ con cháu sau này. Mỗi loài, mọi hạt đất, và mọi điểm trên mặt nước sẽ không được bảo vệ hoặc duy trì, nhưng, những kiểu mẫu không gian sẽ bảo tồn phần lớn những thuộc tính đó, cũng như những điều, những thuộc tính quan trọng nhất. Tính toàn vẹn của sinh thái sẽ được giữ gìn qua thời gian và nó có thể được thực hiện trong cảnh quan- điều mà chưa từng được trông thấy.

Tham khảo:

Clark, H. (2007). Sustainable Development, Parliament.

Forman, R. T. (1990). Ecologically sustainable landscapes: the role of spatial configuration. Changing landscapes: an ecological perspective, Springer261-278.

Forman, R. T. (1995). Land mosaics: the ecology of landscapes and regions, Cambridge university press.

Forman, R. T. and M. Godron (1986). “Landscape ecology. 619 pp.” Jhon Wiley & Sons, New York.

Forster Ndubisi (1997). Landscape Ecological Planning. Ecological Design and Planning. F. R. S. George F. Thompson. US, Wiley9-39.

Lubchenco, J., et al. (1991). “The Sustainable Biosphere Initiative: an ecological research agenda: a report from the Ecological Society of America.” Ecology 72(2): 371-412.

Malone, T. F. and R. Repetto (1987). The Global Possible: Resources, Development, and the New Century. A World Resources Institute Book, JSTOR.

MCNEIL, W. (1977, ). Plagues and peoples Basil Blackwell: Oxford.

Risser, P. G., et al. (1991). “Biological research priorities: a sustainable biosphere.” BioScience 41(9): 625-627.

Chú thích:

[1] Tính tương phản: ám chỉ đến khả năng phân biệt những đối tượng đối tượng hoặc những nhân tố không gian trong nó. Tính tương phản dựa trên số lượng của sự khác nhau giữa những yếu tố liền kề. nó liên quan đến sự đột ngột của vùng biên.

[2]  Tính hạt : ám chỉ đến độ thô trong mặt kết cấu/ cấu tạo hoặc là có tính chất hạt của những yếu tốt không gian tổ hợp nên một khu vực. Thông số này  được xác định bởi kích cỡ của những mảng có khả phân biệt và nhận ra được.

[3] Mảng: là một khu vực rộng tương đối đồng nhất, nó không giống với những lân cận của nó. Điều này có nghĩa là những mẫu đồng nhất nhỏ hơn trong chính mảng đó lặp đi lặp lại những kiểu mẫu giống nhau trong cùng một mảng.

[4] Hành lang: là một dải những loại đặc biệt, nó phân biệt với vùng đất giáp rang ở cả hai cạnh. Hành lang có những chức năng quan trọng, gồm có những dải dẫn nước như mương, kênh, sông, suối, những dải che chắn và cả những môi trường sống.

[5] Ma trân: là hệ sinh thái nền hoặc những loại đất dùng trong một khảm, biểu thị đặc điểm bởi độ che phủ tăng cường, , tính kết nối cao.

[6] Khảm: là kiểu mẫu của những mảng, hành lang, và ma trận. Mỗi khảm bao gồm những đối tượng được kết tụ giống nhau

[7]Aggregation-with-outliers (Gộp-với- những giá trị nổi trội) Sinh thái vùng và cảnh quan đưa ra một lý thuyết và bằng chứng kinh nghiệm để hiểu và so sánh những cấu trúc không gian khác nhau. Thuộc tính này trả lời cho câu hỏi về sự sắp xếp tối ưu của sử dụng đất trong cảnh quan. Những quy tắc này bao gồm vài thuộc tính sinh thái cảnh quan: Những mảng lớn và hệ thực vật tự nhiên, Kích thước hạt, Nguy cơ lan rộng, Biến thể di truyền, thuộc tính vùng biên, những mảng nhỏ và thảm thực thực vật tự nhiên, những hành lang.